Sunday, April 19, 2015

Thi IELTS

Writing Answer Sheet: Hôm thi người ta sẽ phát 2 tờ riêng biệt cho từng task. Task 1 có màu da cam, còn task 2 giấy trắng. Answer sheet này mới đổi mấy năm gần đây. Các bản trên mạng chưa update (google mãi mới tìm được trang có bản in để luyện tập ở nhà)

Link: https://drive.google.com/file/d/0Bzm617aIQaqJQnJvV0lHMGlESjA/view?usp=sharing


Mang gì vào phòng thi?

- lúc bạn đăng kí thi sử dụng chứng minh thư hay passport thì hôm thi cũng mang cái đó đi. Nếu chưa chụp ảnh lúc đăng kí thì đến hôm thi người ta sẽ chụp cho

- chỗ ngồi của bạn sẽ có 1 headphone không dây (chắc là loại bluetooth), 1 bút chì, 1 chai nước 500ml và 1 tờ giấy full name, candidate number, speaking date...

>> bạn nên mang thêm 1-2 bút chì, 1 bút bi, 1 tẩy, 1 gọt (optional)


Trong giờ thi:

- đáp án Listening+Reading BẮT BUỘC viết bút chì, còn đáp án Writing hoặc bút chì hoặc bút bi

- trong thời gian thi (từ 9h-12h30) không được đi ra ngoài đi WC. Do đó, cái chai nước trên bàn uống ít ít thôi kẻo buồn đi tiểu :v 

- listening: lúc ôn thi ở nhà thường "ăn gian" thời gian băng giới thiệu. Lúc đi thi, băng đọc xong giới thiệu rồi bảo "open section 1" thì mới được mở booklet (booklet chính là đề thi) ra đọc trước. Ví dụ mẫu section 1 nó vẫn đọc 1 lần rồi sau đó đọc lại từ đầu. Mọi người có thể tận dụng khoảng thời gian nó đọc ví dụ mẫu section 1 để đọc các section sau. Có 30s giữa các section để sửa đáp án. Cuối phần nghe có 10' để transfer đáp án sang answer sheet.

- reading 60'. Có đồng hồ đếm ngược, khi nào còn 40'-20'-10' thì họ sẽ báo. Tìm được đáp án thì điền luôn vào answer sheet vì reading không có thời gian cuối giờ như listening để transfer đáp án.

- mã vùng thi của reading+listening ở Hanoi là 00128, nhưng writing có thêm chữ VN109. Mình ko nhớ rõ số lắm. An tâm người ta sẽ nhắc. Mình ghi ở đây để mọi người để ý chữ VN ở đầu của Writing =))) hôm thi mình đơ đơ không hiểu VN là cái j =))

- giữa các phần thi có khoảng 1-2' đợi người ta thu đáp án của mình. Mọi người vận động cổ, lưng, tay... cho máu lưu thông và tránh "physical breakdown" (ko biết dịch sang tiếng việt là gì)


Ngày thi Speaking: 

- lúc đăng kí thi bạn có thể đăng kí trước ngày, còn không thì họ sẽ săp xếp 

- hôm thi speaking, đến sớm thì vào phòng thi sớm


Ý tưởng

- tổ chức thi thử để quen áp lực + pr
-

Kinh nghiệm

Kinh nghiệm luyện thi IELTS ("luyện thi" chứ không phải "học" nhé vì "học" thì vui chứ "luyện" thì mệt bỏ xừ)
Nhận chỉ thị từ bên trên sau Tết có bắt đầu ôn thi IELTS, thi ngày 18 tại IDP, speaking thi 19 (ai thích thì sau thì đăng kí ngày lúc thi, còn ko thì IDP sẽ sắp xếp theo thời gian đăng kí, ai đăng kí sớm thì thi sớm, ai đăng kí muộn thi muộn)
- Background cần có
+ phát âm chuẩn: phát âm chia ra 2 phần là 44 âm cơ bản và các hiện tượng trong phát âm. (nhớ là "âm" nhé chứ không phải "chữ cái". Ví dụ scene thì âm sẽ là /siːn/. Có 7 hiện tượng chính là
1. Nối âm (word connections):
>> consonant-vowel: ví dụ such as, phiên âm là sʌtʃ - æz, nối âm sẽ thành sʌ- tʃæz
>>  vowel-vowel: go on thì ...
>> consonant-consonant: gồm  (t+j;d+j;s+j và z+j) và ...
2. Chia câu thành các phrases
3. Chọn từ nhấn (stressed words)
4. Ngữ điệu (intonation)
5. Giảm âm (reduced sounds)
6. Âm cuối –es/-s/-ed/
7. Âm t (t sound)

+ từ vựng: writing có 24 chủ đề, speaking mỗi kì sẽ có tầm 30 chủ đề part 1 và 60 chủ đề part 2. Mọi người nên chuẩn bị theo từng chủ đề này sẽ tốt hơn. Đơn giản nhất là từng chủ đề cứ google là ra, đọc một vài article theo từng chủ đề là có từ vựng

+ cụm từ: từ vựng ở trên nhớ theo cả cụm. Ví dụ "prostitute" thì nên nhớ cụm "A prostitute’s hourly rate depends on a variety of factors, including the services she provides and her reported physical characteristics" (ví dụ vui thôi chứ đi thi không cho chủ đề mại dâm đâu :v)

+ khả năng đọc dài. Định nghĩa là đọc 3-4 trang không thấy mệt mỏi. Các bạn kiếm 1-2 cuốn sách tiếng Anh rồi đọc. Có thể vào bookfi.org để download. Đi thi thường có 1 tâm lý là tìm thấy câu đó rồi nhưng áng áng chứ không đọc kĩ "toàn bộ" câu.
--------
Tâm lí:
- càng học càng ngu. Ý là bản thân mình càng làm càng sai =)) Tự kiểm điểm bản thân.
- nản, gần hôm thi thì lo
- học lấy skills chứ không lấy số lượng: reading có 2 loại chính là order (T-F-NG, multiple choice, short answer, điền từ từng câu và không phải order (matching: heading, các ý sau ở đoạn nào, thằng nào nói câu này...).
- trước ngày thi, làm gì để giảm stress: tuần cuối, lo lắng bắt đầu. thói quen ngủ, khả năng ngồi 3 tiếng, >> chuẩn bị form cho writing, từng cách tiếp cận cho từng reading vs kistening
- trong phòng thi, giữa các phần có khoảng 2-3 phút để người ta đi thu đáp án, quay cổ uống "ít" nước cho máu lưu thông. Writing 60' nhanh nên lên ý rồi cứ viết, nhớ structure số câu từng đoạn, nhỡ thiếu thì thêm if, as a result....
-----
Tài liệu:
- reading: bộ cam, actual 1+2+3 (chẳng may trúng tủ vì đề IELTS lặp)
- listening: bộ cam, actual 1+2. Mình có ôn cuốn intensive listening. Sách này lấy đề thi thật ra rồi hệ thống lại, chia theo từng mục. Sách nào mà có chữ New Oriental thì là của tập đoàn Oriental. Ai xem 
American Dreams in China rồi thì chính là con đường khởi nghiệp của founder này.
- writing:
>> write right: cuốn này để học phân biệt từ vựng band 5 với band 7+. Rất hữu ích cho task 1 và 2.
>> Simon: học form từng dạng.
....
Mục đích cuối cùng của luyện writing là trước khi vào phòng thi, bạn có 1 form sẵn cho từng task. Vào chỉ có viết thôi.
Task 1:
form: câu mở đầu, câu trend (cao nhất, thấp nhất, except, tốc độ tăng cao nhất, thấp nhất cả 2 năm, bên tăng bên giảm)
Đi sâu: the figure/number/proportion of, chủ thể XXX, the period, đôi khi a proportion of 8% put XXX in the first place
1 loại đồ thị về thay đổi (2 hay 3 năm), còn 1 loại về reasons
Câu liên kết: 
also trustworthy is the fact that
- speaking:
>> actual speaking: cuốn này gồm khá nhiều idioms cho mỗi bài.
Bút: listening vs reading thì điền bút chì, còn writing có thể chì hoặc bi. Nơi thi chuẩn bị sẵn nước uống, 1 bút chì. Mọi người mang thêm 1-2 bút chì, tẩy, bút bi nếu định viết bút bi
----------
Kinh nghiệm
Reading
Objectives:
+ mỗi dạng biết cách làm
Order:
Đ/n: thứ tự xuất hiện các câu theo trật tự từ trên xuống
Tiếp cận:
T-F-NG: đọc trước 2-3 câu
Non-order: đọc hết các phương án
+ căn giờ chuẩn
--
Listening:
- nghe kém: kĩ năng nghe được hình thành trên 2 thứ là phát âm (gồm cả 7 hiện tượng) và vốn từ. Nếu bạn đọc 1 đoạn văn mà đáp ứng phát âm chuẩn (cả hiện tượng) thì listening sẽ lên rất nhiều.
Vì thế mà nhiều sách thường gắn kèm Listening với Speaking còn Writing với Reading
- nghe tốt rồi (kém-tốt thì định nghĩa từng người nhé. Còn cá nhân mình thì nghe cnn hiểu được 70-80%) thì đọc tiếp
Objective:
- đọc hết chữ của từng Section. Lúc ôn thi audio thường chạy giới thiệu, nhiều người nghĩ lúc đó đã được mở đề ra làm. Nhưng khi thi thật thì đọc xong đoạn giới thiệu đó mới được giở booklet ra.
- dịch được sang tiếng Việt: nếu dịch được thì ngon vì sẽ hiểu nó đang nói gì
- Từng dạng
Nếu từ vựng chắc (biết cả phát âm nhé, ví dụ 
statistic /stəˈtɪstɪk/  thì loại điền từ dễ ăn điểm nhất >> section 1 và 4 dễ nhất.
Loại điền từ có
- đánh vần, đọc số, postcode: luyện nhiều vào =)) trước hôm thi mình vẫn còn ngu ngơ cái này mặc dù đã luyện kỹ.
- điền 2 từ: ví dụ tape là "the whole population is xxx", câu hỏi "The ....is xxx" thì phải điền là "whole population" chứ đừng điền "population"

Maps: trái phải, trên dưới...Sau đó xác định mình ở đâu. Phần lớn ở Main Entrance nhưng đề hôm mình thi ở Shop. Lúc ôn thì tập đoán (cái này on the left of, cái này ở middle, cái này ở fitness...). Chủ yếu để cho não quen từ lúc nghe đỡ đơ đơ
Cho A,B,C,D,E rồi chọn 2 hay 3: nghe được mấy từ phủ định hoặc trái nghĩa: wont, isnt (từ này khó nghe nhất), dont, while, however, but, whereas...
Nghe rồi matching: loại này với multiple choice xác định là paraphase so với tapescript, do đó nên đọc hiểu ý của các phương án
Còn 1 kiểu nữa: order. Ví dụ đáp án là "products' ingredients" thì trong băng sẽ là ingredients of products. Kiểu đảo order thường xuất hiện trong section 4. Nếu đọc hiểu các phương án rồi thì sẽ kiểm soát được
Phát âm giữa AE và BE
e dẹt: bat /bæt/
/r/ BE: vuông góc còn AE thì cong sâu >> diphthong
^

diphthong có u thường kéo dài
o ngắn: AE: chuyển /a:/ và BE thì đọc ngắn
-----------
Speaking: tự chuẩn bị được đáp án cho từng câu hỏi của từng phần. Bộ đề sẽ làm mới sau 4 tháng, có thêm 15%-20% topic mới
Khi chuẩn bị cần lưu ý
- thấm nhuần vài idioms tủ để topic nào cũng nhét được vào =)) Ví dụ mình có từ "pay a visit" (visit), "in seventh heaven" (happy), "down in the dumps" (unhappy), "recharge my battery" (relax)...Vì là tủ nên học ít thôi chứ học nhiều không nhớ được đâu
- cụm từ (collocation): nominal group (cụm danh từ)...
- chuẩn bị càng sớm càng tốt để luyện tập đến khi thành thục
Note: Nội dung trả lời của part 2 sẽ quyết định part 3Mình nói về handsome/beautiful >> clothings >> part 3 hỏi về model và clothings
Lúc ôn thì mỗi chủ đề phải lặp lại ý nên khá boring, khi thi thật examiner chỉ hỏi có khoảng 3 câu mỗi topic nên trả lời nhanh lắm
----------
Tự học hay đi học trung tâm?
- skills cơ bản có thế kia, nếu tự làm chủ được và ổn từ vừng thì ở nhà ôn. Quan trọng là khi xác định luyện, càng thi sớm càng tốt vì càng để lâu thì càng stress
- đi học trung tâm: thày cô bắt lỗi cho (đặc biệt writing+từ cho speaking), học theo nhóm được


Thursday, April 9, 2015

cam 7- listening

1/ Đọc hết phần text trước khi đài đọc
+/ nếu có multiple choice thì đọc và ghi nghĩa tiếng việt keyword, tẹo nữa ngồi nghe đọc lại lần 2
+/ Loại matching với bảng thì lưu ý trong transcript sẽ dùng paraphrase:
+/ nghe được những từ như won't, isn't, no matter, no, didn't, actually, not, though, although, whereas…


2/ lúc nghe thì biết mình đang dừng ở đâu
Có mẹo về position nhưng nếu đã đọc hiểu trước và xác định loại từ cần điền thì chủ động hơn. Nếu điền text thì thường nói dài dằng dặc rồi gần cuối mới đưa ra câu trả lời
>> đọc text: đọc xong part 1 thì part nào có multiple choice đọc trước, đọc đến đâu thì đọc vì sẽ cần còn time để đọc
+ đọc text thì chia ra các part:S+V+O
>> xác định loại từ cần điền:
VD: nếu giới từ by/in…. >> thường là tháng
Tính từ/Bị động: why are the tracks ussually….?
Nominalisation: cái này thường ko để ý do nghĩ điền tính từ: ….traveller >> business traveller

Multiple:
Nếu có số thì sẽ đánh lạc hướng



Cam 7- reading

Có 2 loại là order và ko order
Nếu là order
T-F-NG:
+/ chia câu thành các part nhỏ
Câu bình thường:
-/ có modifier: only, mostly, overall, generally believed…>> nghĩ tới các từ thay thế (synonyms): nếu # thì F
-/ able to, possible,still….
-/ có số 1st, 3,5, a large numbers…: lưu ý "a" mà có nhiều hơn "a" nếu tìm ra khác thì F
Đề có exceed 100 tons >> câu hỏi: = 100 tons >> False
-/ so sánh: text hỏi lớn mà đề lại cho bằng hoặc nhỏ >> F. Once again (~ similar)
Prefer A to B: Nếu text nói cả A và B mà ko nói thích A hay B thì NG

-/ động từ hoặc tính từ thay thế: nếu động từ trái nghĩa hoặc cùng trường nghĩa với text thì F, vd renamed >> called, limit >> transcend
90% of salmon caught are pink salmon >> NG nếu text 90% of salmon  produced here nhưng F nếu text 90% of salmon caught are sockeye salmon
 còn nếu ko liên quan j thì NG,
-/ cụm giới từ: nếu danh từ thay thế khác với text vd on the wall >> on the book thì F
Còn nếu Subject thay thế thì là NG (dựa vào scope)
VD: The other buildings newa the Toji… >> The building industry felt confident

NG  nếu có yếu tố mới xuất hiện: kiểu cho sở hữu (text: bird >> bird's flight)(student remember 1000 new words >> student notice improvements in their memory) hoặc mới toe
Các trường hợp


Câu đưa ra nguyên nhân
-/ based on, because, due to
Nếu đúng thì T
Nếu reasons sai hoặc đúng 1 nửa>> F: Ví dụ based on A and B >> based on A and C

Nếu True, để đảm bảo, tìm synonyms
True: đọc tìm được synonyms mà tìm còn 1 từ ko chắc chắn thì T
VD: cam 7: the strasbourg conference decided that a forest policy must allow for the possibility of change

Có loại liên kết các câu: before, after, previous thì nếu đọc đúng >> T